Trên mặt có dấu hiệu này, có thể trong người đang có trọng bệnh
Những dấu hiệu trên mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà cơ thể bạn đang gặp phải. Quan sát kỹ khuôn mặt có thể giúp bạn nhân biết bộ phận nào trong cơ thể bạn đang gặp trục trặc, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Dưới đây là một số dấu hiệu trên da mà nguyên nhân của nó có thể khiến bạn lưu tâm. Thậm chí, hầu hết chúng ta đã trải qua những dấu hiệu này rồi nhưng thường bỏ qua.
1. Quẩng thâm và bọng dưới mắt
Quầng thâm và bọng dưới mắt thường là do di truyền và khó có thể loại bỏ chúng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nguyên nhân có thể là do bạn thiếu ngủ , hút thuốc lá, thay đổi hormone, dị ứng, lạm dụng rượu, cà phê và các loại thực phẩm mặn.
Để giảm quầng thâm mắt và bọng dưới mắt, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc dùng kem che khuyết điểm.
2. Mũi đỏ
Trên mũi chúng ta tập trung rất nhiều mạch máu, và sự giãn nở các mạch máu này dẫn đến sự thay đổi màu trên chóp mũi. Điều này có thể xuất phát từ lý do thay đổi nhiệt độ, dị ứng, căng thẳng cảm xúc hoặc sổ mũi. Tuy nhiên, nếu mũi bạn đỏ liên tục kéo dài, hãy gặp bác sĩ sớm để chấn đoán tình hình.
3. Da mặt và mắt màu vàng
Đây là do cơ thể bạn tích tụ quá nhiều chất độc. Da vàng cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh trước 38 tuần vì gan hoạt động kém. Ở người lớn, da vàng có thể cảnh báo gan đạng gặp vấn đề, trong đó có cả yếu tố lạm dụng rượu.
4. Nốt ruồi thay đổi hình dạng
Trong hầu hết các trường hợp, nốt ruồi không hầu như không phải là vấn đề to tát. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nốt ruồi thay đổi màu, đường kính thay đổi trong thời gian gần đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, đồng thời tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
5. Phát ban trên mặt
Phát ban có thể do dị ứng, thay đổi khí hậu, mỹ phẩm hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt. Khi những yếu tố nói trên được loại bỏ, phát ban sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn bị nổi ban đỏ cả 2 má có hình dạng như con bướm, nó có thể là dấu hiệu bệnh Lupus. Các triệu chứng của bệnh Lupus có thể gồm sốt, đau khớp, ngón tay chuyển màu xanh khi trời lạnh.
6. Bong chóc da quanh mũi và miệng
Những thay đổi ở vùng da quanh mũi và miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do thiếu các vitamin cần thiết như A, C, E hoặc B trong cơ thể. Lột da đi kèm với sự thiếu tập trung, rụng tóc, móng tay giòn. Tốt nhất, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình.
7. Vết loét quanh môi và miệng
Các vết loét quanh môi và miệng có thể là do virus loại 1 gây ra. Những vết loét có thể bùng phát khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu do căng thẳng, bệnh tật hoặc mệt mỏi.
Chúng thường tự biến mất, tuy nhiên, hiện nay có các loại thuốc mỡ có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm bớt khó chịu.
8. Môi nứt nẻ
Môi thường bị nứt, đặc biệt là vào mùa đông hoặc sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nết nứt cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Khi bị nứt, tốt nhất bạn không nên cố liếm môi hoặc cắn môi.
9. Nhiều lông trên mặt
Đối với một số nhiều, lông mọc dày trên mặt có thể là do di truyền. Ở phụ nữ, lông mọc nhiều trên mặt có thể là dấu hiệu buồng trứng đang hoạt động không tốt, thậm chí đó cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh buồng trứng đa nang.
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tránh ăn quá nhiều đồ ngọt.
10. Tăng sắc tố trên mặt
Bỗng dưng xuất hiện vết nám tối màu trên má và mũi có thể là dấu hiệu của bệnh tăng sắc tố melasma. Chứng bệnh này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người có làn da sẫm màu. Phơi nắng thường xuyên cũng có thể kích thích bệnh tiến triển. Phụ nữ trẻ thường bị melasma trong thời kỳ mang thai và triệu chứng thường tự biến mất.
11. Lông mày hoặc lông mi mỏng, thưa
Nếu lông mày hay lông mi mỏng đi nhưng không phải do mỹ phẩm, đây có thể là dấu hiệu tuyến giáp có vấn đề, chẳng hạn như chứng suy giáp, thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
Những triệu chứng đi kèm thường là chậm chạp, tăng cân không giải thích được.
*Theo Brightside
Nguồn: afamily.vn