Bị zona ở mắt phải làm sao đây
Bệnh zona thần kinh ở mắt do một loại virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, nhạy cảm với thần kinh, và có thể gây nhiều loại biến chứng ở mắt (với tỷ lệ 50-70%). Các biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn, cấp tính hoặc mãn tính và có thể tái phát. Khi zona tấn công giây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.
- Thuốc chữa zona thần kinh và vai trò của chúng trong điều trị
- Cách chữa bệnh zona thần kinh an toàn và hiệu quả nhất
Zona thần kinh nguy hiểm thế nào
Có trường hợp, bệnh tấn công cả tai, mắt khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi.
Zona thần kinh ở mắt cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng và nhiều mức độ tổn thương khác nhau như sụt mí, sẹo dưới kết mạc, viêm tắc tuyến sụn kết mạc, hiện tượng khô mắt, hoại tử võng mạc, có thể bội nhiễm và thủng giác mạc, bệnh thần kinh thị lực do hiện tượng thiếu máu, liệt cơ vận nhãn, liệt dây thần kinh mắt, một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù… Ngoài ra, còn có thể gặp tai biến mạch máu não, viêm màng não, đặc biệt ở người có tuổi có thể tái phát đau thần kinh sau khi khỏi bệnh.
Zona mắt là một bệnh cảnh đặc biệt ở mắt, biểu hiện ban đầu của zona mắt rất giống cúm khi người mệt mỏi khó chịu, sốt và đau đầu. Tổn thương xuất hiện ở vùng da đầu phía trước, vùng trán, da mi trên và da của phần giữa mũi; ban đầu là những nốt ban đỏ, nhanh chóng phát triển thành nhú và mụn mủ, sau 1 tuần sẽ hình thành lớp vảy cứng trên bề mặt các nốt mụn mủ.
Tổn thương ở mắt rất đa dạng. Mi mắt có nốt ban, mụn bọng và phù nề mi. Viêm kết mạc thường gặp nhất, kèm mụn phỏng ở bờ mi. Ngoài ra, còn có các tổn thương khác như viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc, viêm giác mạc biểu mô cấp, viêm giác mạc hình đồng tiền hoặc hình đĩa và viêm màng bồ đào. Có nhiều di chứng của zona mắt, tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, như: sụp mi do sẹo, viêm tắc tuyến sụn kết mạc, sẹo dưới kết mạc; ở củng mạc gây tiêu củng mạc, lộ hắc mạc. Đặc biệt các di chứng ở giác mạc thường rất nặng viêm giác mạc do liệt thần kinh gây loét bội nhiễm và thủng giác mạc.
Triệu chứng bệnh zona ở mắt
Những bệnh nhân có tổn thương zona ở vùng thần kinh sinh ba, chủ yếu ở nhánh mắt (nhánh I) gọi là zona mắt, thường gặp nhiễm Varicella – Zoster ở mi mắt và bờ mi với những tổn thương mụn nước.
Các mụn này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, phát triển thành từng nhóm nhỏ, trong có nước được gọi là những mụn nước, sau đó vỡ ra để lại sẹo vảy, kéo dài khoảng vài tuần. Trong những trường hợp nặng, mụn nước có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn, đau nhức hoặc có thể hơi tê và làm nhạt màu da.
Điển hình có các triệu chứng đau nửa bên mặt, và các tổn thương ở trán, vùng quanh nhãn cầu và mũi. Có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc… Một số trong các biến chứng này có tiềm năng gây mù nên cần tới các phòng khám da liễu uy tín tại Hà Nội để điều trị
Ðiều trị và phòng bệnh?
Điều trị triệu chứng giảm bỏng rát và đau gồm: đắp gạc lạnh, dùng thuốc chống viêm, thuốc chống virus, thuốc nhỏ kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc dinh dưỡng bề mặt (nước mắt nhân tạo). Liệu pháp kháng virus đường uống (acyclovir 800mg) làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20 – 30%.
Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona, đặc biệt người dễ nhiễm như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn nhiễm yếu. Có thể dùng vaccin kháng Varicella – Zoster như zostavax. Khi bệnh, cần điều trị tích cực, kịp thời để giảm nguy cơ bị những biến chứng nặng có thể đe dọa đến thị lực. Những bệnh nhân bị zona mắt nên được bác sĩ có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.