Tin Tức Mới

Bệnh ngứa da và những điều cần biết về căn bệnh này

Đừng xem thường căn bệnh ngứa da, tuy rằng đây chỉ là một căn bệnh ngoài da nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành mãn tính dẫn đến nhiều biến chứng khó lường cho người bệnh.


Thế nào là bệnh ngứa da ?


Bệnh ngứa da là tình trạng một vùng da hoặc khắp cơ thể bạn luôn có cảm giác khó chịu khiến bạn phải gãi cho bớt ngứa. Hiện tượng ngứa trên da có thể khiến cho bệnh nhân phải mất ngủ, cảm thấy bất tiện ảnh hưởng tới công việc thậm chí là bất cứ nơi đâu cũng muốn gãi trông rất khó coi.



Có 2 dạng ngứa da là : ngứa toàn thân và ngứa từng vùng

Ngứa từng vùng nhỏ: nguyên nhân của tình trạng này rất đơn giản đôi khi chỉ cần bạn bị muỗi đốt hoặc khi thời tiết trở lạnh da bị khô, chúng ta lại hay rửa tay bằng nước nóng và xà bông nhiều lần khiến cho bàn tay và các ngón tay càng bị khô hơn, nứt nẻ dẫn đến ngứa ngáy.

Ngứa toàn cơ thể: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lí này

Do mắc các bệnh ngoài da

– Bệnh nổi mề đay: thường rất hay xảy ra biểu hiện bằng việc da nổi các nốt mẩn ngứa đỏ xuất hiện khoảng vài giờ sau đó biến mất mọc tại vùng khác, biến chứng nặng nhất của bệnh này có thể dẫn tới da dị ứng

– Ngứa do tuổi tác: Da càng bị khô càng hay bị ngứa. Hệ thống da tự tiết ra một loại chất nhờn đặc biệt có tên là “sebum”, có công dụng giữ cho da không bị khô. Khi con người lớn tuổi, sự tiết chất sebum sẽ giảm xuống (nên da sẽ không còn mịn màng như lúc trẻ). Đối với một số người cao tuổi bị ngứa quanh năm, cũng vì da không còn tiết đủ chất sebum như trước. Nhất là ngứa sẽ càng nặng hơn vào thời điểm mùa lạnh, khi có rất nhiều yếu tố khác nữa làm cho da thêm khô.

– Ngứa mùa đông: Khi đông đến khí lạnh khiến cho da bạn bị khô. Da khô dễ khiến chúng ta cảm thấy ngứa. Cái lạnh khiến mọi người thích tắm nước nóng hơn so với bình thường. Vào các ngày quá lạnh, lò sưởi được bật lên để giúp cho mọi người ở trong nhà được ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hoặc gas) càng làm cho da thêm khô cùng với ngứa, mới gãi đã thấy ngứa. Một số người lại sử dụng chanh, rượu, dầu xanh… chà xát lên trên da, với hi vọng giảm bớt ngứa. Những vùng da do bị gãi hoặc chà xát, hình thành sần sùi, dộp lên. Tất cả các yếu tố kể trên gộp lại dẫn tới da người bệnh càng lúc càng thấy ngứa trong mùa đông.

– Bệnh cái ghẻ (bệnh chấy, rận): bệnh này gây ra bởi các ký sinh trùng hoặc lây lan từ người này sang người khác do dùng chung đồ đạc. Chính vì vậy, có thể nhiều người trong nhà cùng bị bệnh. Căn bệnh này thường hay gây ngứa ở các vùng như là cổ tay, kẽ ngón tay, khuỷu tay, nách, bộ phận sinh dục, vú, rốn… Con cái ghẻ phải dùng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy tuy nhiên bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những đường hầm đặc biệt bằng mắt thường tại các vùng bị ngứa nhiều do kí sinh trùng này tạo ra. Bệnh nhân bị bệnh cái ghẻ thường ngứa nhiều hơn vào buổi tối và ban đêm.

Điều trị bệnh ngứa da như thế nào


– Trong trường hợp mới bị ngứa vài ba ngày, trên bề mặt da không hề thấy có gì lạ, nguyên nhân dẫn đến ngứa có thể chỉ là các nguyên nhân thông thường: ngứa mùa đông (nếu đang trong mùa lạnh), do mới sử dụng một thuốc lạ, … Các bạn có thể thử áp dụng một số thuốc chữa ngứa như Tavist, Benadryl, Chlor-Trimeton … mua ở nhà thuốc. Dùng các loại thuốc này trong khi lái xe, hoặc là điều khiển các máy móc nguy hiểm, bạn cần phải cẩn thận bởi vì trong thuốc có thành phần làm người ngây ngất, buồn ngủ.

– Nếu đang trong thời điểm mùa đông, các bạn nên tắm mau trong nước vừa đủ ấm, và sử dụng các loại xà-bông không làm mất đi chất nhờn trong da như xà-bông Dove. Tốt nhất không sử dụng xà-bông hoặc chỉ dùng tại các vị trí nhiều mồ hôi như nách, khuỷu chân, háng, khuỷu tay .

– Hạn chế tắm một ngày nhiều lần. Sau khi đã tắm, nên thoa lên da bằng các loại lotion giúp cho da bớt khô chẳng hạn:  Vaseline lotion, Keri lotion

– Không nên chà xát da với rượu, chanh, dầu xanh, … Và xin… cố đừng gãi vì các bạn có thể mắc các bệnh dị ứng da. Bạn cũng đừng mặc đồ len trực tiếp trên da.

– Tránh tiếp xúc nhiều với các loại thú vật nuôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng dể vi khuẩn không thể sinh sôi phát triển
Được tạo bởi Blogger.