Tin Tức Mới

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế

Đôi khi, mọi người có thể gặp phải tình trạng tự chảy nước mắt mà không vì lý do nào hết. Bạn đừng quá lo lắng vì hiện tượng này đã xảy ra ở rất nhiều người. Tuy nhiên, cảm xúc thay đổi thất thường đi kèm với tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế lại là vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân làm xuất hiện những giọt nước mắt bất thường này:

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 1.

Thiếu ngủ

Một người trưởng thành cần ngủ trung bình khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày. Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Khi gặp phải tình trạng này, não bộ sẽ dễ dàng mất khả năng xử lý sự việc xung quanh. Do đó, ngay cả những tác động hay kích thích nhỏ bên ngoài cũng khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc.

Stress và kiệt sức

Stress là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khóc không vì lý do nào hết. Drew Ramsey, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia giải thích, bằng cách rơi vào nước mắt, cơ thể đang tự tìm cách giải tỏa căng thẳng.

Đồng thời, stress nặng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và trống rỗng. Tình trạng này cũng gây nên các triệu chứng về thể chất khác như nhức đầu, đau bụng. Vì vậy, nếu đang làm việc quá sức, bạn hãy dành chút thời gian để cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 2.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, đầy bụng và chảy nước mắt có thể liên quan tới là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Mọi thứ thường kết thúc khi ngày đèn đỏ bắt đầu. Ngoài hiện tượng khóc, hội chứng này có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, căng thẳng, lo âu hoặc hay càu nhàu. Mọi người còn có thể phải đối mặt với những thay đổi về tâm trạng, giảm khả năng tập trung và dễ dàng lên cơn giận dữ.

Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, những thay đổi này thường có liên quan đến những biến đổi về nội tiết tố xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Mãn kinh và tiền mãn kinh

Những người ở cuối độ tuổi 30 hoặc bước sang tuổi 40 sẽ phải đối mặt với tình trạng này. Khóc là dấu hiệu bình thường biểu thị sự biến đổi của nội tiết tố. Thay đổi tâm trạng, khô âm đạo và rối loạn giấc ngủ là những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh.

Trong khoảng thời gian này, chức năng của buồng trứng sẽ suy giảm và chu kỳ kinh nguyệt thường xảy đến không đồng đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy chán nản, lo âu hoặc dễ thay đổi tâm trạng thất thường.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 3.

Mất tinh thần

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy buồn và cô đơn sau khi quan hệ. Tình trạng mất tinh thần sau khi làm chuyện ấy thường biểu hiện với những dấu hiệu như buồn bã, kích động, lo âu.

Một nghiên cứu tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho thấy, 46% phụ nữ đã gặp phải hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Một số chuyên ra cho rằng, mất tinh thần bắt nguồn từ phản ứng sinh lý, cảm xúc hoặc thay đổi hormone.

Hiệu ứng pseudobulbar

Pseudobulbar là tình trạng thường xảy ra ở những người bị chấn thương thần kinh hoặc gặp phải những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng xử lý cảm xúc của bộ não. Khóc bất thường không thể kiểm soát là một trong những triệu chứng cơ bản của tình trạng này. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não, đa xơ cứng, mất trí nhớ, bệnh Lou Gehrig hoặc những người đã trải qua cơn đột quỵ cũng phải đối mặt với hiệu ứng pseudobulbar.

Theo Viện nghiên cứu Austin Urology, tình trạng này đang ảnh hưởng tới hơn một triệu người ở Mỹ. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn có khả năng làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng khi các triệu chứng xuất hiện.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 4.

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản sinh máu và bảo vệ các tế bào thần kinh hoạt động bình thường. Ngoài ra, hợp chất này còn tham gia vào quá trình hình thành ADN. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến trầm cảm và gây chảy nước mắt. Tình trạng này còn kèm theo các triệu chứng khác như yếu cơ, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, táo bón, giảm khả năng cân bằng, trí nhớ kém, đau nhức lưỡi hoặc miệng và thiếu máu.

Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), các loại thực phẩm như ngao, gan bò, trứng, thịt, cá và các sản phẩm từ sữa có thể giúp bạn bổ sung hàm lượng vitamin B12 cần thiết. Mọi người cũng nên hỏi ý kiến các chuyên gia nếu muốn sử dụng thực phẩm bổ sung.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có việc trì hoãn bữa ăn, hấp thụ ít carbohydrate, tập thể dục cường độ cao, uống rượu hoặc lạm dụng thuốc trị bệnh tiểu đường. Trong trường hợp hiếm hoi, theo Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, ăn chay hoặc mắc một số vấn đề sức khỏe liên quan tới tim, gan và thận.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 5.

Ngoài việc gây chảy nước mắt bất thường, hạ đường huyết còn làm xuất hiện các triệu chứng khác như đói, ra mồ hôi, run rẩy, mệt mỏi, chóng mặt và tim đập nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị mờ mắt, lú lẫn, nói linh tinh và buồn ngủ.

Bệnh về tuyến giáp

Các vấn đề sức khỏe về tuyến giáp, đặc biệt là bệnh suy giáp sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sản sinh hormone trong cơ thể. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chảy nước mắt bất thường.

Theo Reshmi Srinath, chuyên gia y khoa kiêm trợ lý giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, bệnh suy giáp xảy đến khi hệ miễn dịch tấn công nhầm tuyến giáp. Trầm cảm, tăng cân và mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp của tình trạng này.

Các dấu hiệu khác có thể liên quan tới suy giáp bao gồm khô da tóc, đau cơ, thay đổi tâm trạng bất thường, gặp các vấn đề về giấc ngủ, chán ăn và nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

Trầm cảm

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm trạng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Ngoài hiện tượng khóc bất thường, Susan Albers, nhà tâm lý học tại Phòng khám Cleveland kiêm tác giả của cuốn 50 Ways to Soothe Yourself Without Food cho hay, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng như buồn bã, thay đổi tâm trạng, suy nghĩ tiêu cực và thiếu năng lượng. Dưới đây là một số loại trầm cảm thường gặp:

Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế - Ảnh 6.

Trầm cảm sau sinh: Gần 80% phụ nữ trên thế giới phải đối mặt với bệnh trầm cảm này. Các triệu chứng của trầm cảm thường xuất hiện trong khoảng 2 tuần sau sinh. Tình trạng này có thể gây nên cảm giác buồn bã, kiệt sức và lo âu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bản thân và em bé của người mẹ.

Trầm cảm theo mùa: Đây là dạng trầm cảm xuất hiện trong mùa đông khi bạn tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời. Bệnh thường tiến triển nhanh vào mùa xuân hoặc mùa hè. Ngoài ra, ngủ nhiều, tăng cân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh.

(Nguồn: Curejoy)


Nguồn: afamily.vn
Được tạo bởi Blogger.