Một phụ nữ đột quỵ và những bài học cô muốn chia sẻ sau khi thoát khỏi "bàn tay tử thần"
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng tại một trường tiểu học, cô đã phải trải qua một biến cố lớn khiến cuộc đời của Mary thay đổi mãi mãi – cô bị đột quỵ ngay trong căn nhà. 8 năm sau, cô ấy trở lại lớp và chia sẻ 6 điều quý báu mà cô đã học được sau khi vượt qua tử thần.
Đột quỵ ở tuổi 47, Mary Borrelli không ngờ có ngày mình phải học lại tất cả những gì đã biết.
Một người quan tâm đến bạn có thể cứu sống bạn
Một buổi sáng vào tháng 1 năm 2010, một giáo viên tại trường tiểu học nơi Mary làm việc đã nhận ra cô vắng mặt. Mary được bổ nhiệm chức hiệu trưởng từ 2 tháng trước, và các đồng nghiệp của cô biết rằng việc vắng mặt không lý do thường không xảy ra. Đồng nghiệp của cô quyết định đi đến nhà Mary để kiểm ra xem có chuyện gì đã xảy ra. Cô nhìn thấy chiếc xe của Mary ở ngay lối ra vào gara, nhưng khi cô gõ cửa, không một ai trả lời.
Ngay lập tức, cô gọi cho 911. Lính cứu hỏa đến phá cửa sổ vào nhà và phát hiện Mary đã bất tỉnh trên sàn nhà. "Khi tôi tỉnh, tôi đã nói "Ôi chúa ơi, cảm ơn, cảm ơn bạn của tôi", Borrelli nhớ lại, "Tôi đã không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra cho đến 3 tuần sau đó".
Khi Mary tỉnh dậy, cô được chăm sóc đặc biệt tại Mass General ở Boston, ban đầu cô nghĩ mọi việc đều sẽ ổn thôi.
Biết chấp nhận và kiên nhẫn
Khi Mary tỉnh dậy, cô được chăm sóc đặc biệt tại Mass General ở Boston, ban đầu cô nghĩ mọi việc đều sẽ ổn thôi. "Mọi người đều đến thăm tôi, và họ sẽ luôn ở bên cạnh tôi", Borrelli nhớ lại.
Sau đó, cô cuối cùng nhận ra, cô vừa trải qua một cơn đột quỵ nghiêm trọng, và việc này đã làm tê liệt bên phải cơ thể cô. Mary cũng đã mất đi khả năng nói chuyện vì đột quỵ đã tác động đến các bộ phận bên trong não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ - một tình trạng được gọi là chứng mất ngôn ngữ.
Thời gian Mary được chuyển đến Spaulding – một bệnh viện phục hồi chức năng, cô được theo dõi về mọi thứ nhưng không thể lên tiếng trả lời, "Khi mọi người nói chuyện, tôi sẽ trả lời tất cả câu hỏi của họ chỉ bằng cách gật gật, lắc lắc đầu", Borrelli nói.
Thời gian Mary được chuyển đến Spaulding – một bệnh viện phục hồi chức năng, cô được theo dõi về mọi thứ nhưng không thể lên tiếng trả lời.
Gia đình là một nơi ấm áp kết nối mọi cảm xúc
Sau một năm trị liệu vật lý, các nhà trị liệu của Mary đã đưa cô về nhà trong xe cứu thương để kiểm tra xem liệu cô có thể trở lại cuộc sống bình thường an toàn hay không, thay vì để cô tiếp tục đến một cơ sở chăm sóc dài hạn. Khi Mary đi lên 8 cầu thang vào ngôi nhà mà cô từng sống ngay từ khi còn nhỏ, cô đã bật khóc.
"Tôi đã không ở nhà trong suốt 10 tháng", Mary nói. Các thành viên trong gia đình đã tới chăm sóc cô, xây một phòng tắm ở tầng một và chuyển phòng ăn của cô sang phòng ngủ để cô có thể thuận tiện hoạt động hơn.
Các thành viên trong gia đình đã tới chăm sóc cô, xây một phòng tắm ở tầng một và chuyển phòng ăn của cô sang phòng ngủ để cô có thể thuận tiện hoạt động hơn.
Cuộc sống có thể bắt đầu lại là một điều kỳ diệu
Khi Mary đến cơ sở của Spaulding, cô vẫn phải vật lộn với các bài phát biểu của mình và nghĩ rằng sự nghiệp giảng dạy của cô đã chấm dứt. Nhưng một chuyên gia về ngôn ngữ, người đã từng làm việc tại Đại học Boston, khuyến khích Mary tham gia một nhóm cộng đồng "mất ngôn ngữ" giống như cô.
"Ở đó, mọi người đều có một câu chuyện của riêng mình, và mọi người đều cùng chung một cách nói chuyện như tôi. Và tôi đã nghĩ ôi chúa ơi, tôi đã tìm được một ngôi nhà mới cùng với những người này", Borrelli kể lại. Cô ấy đã không thể nói trong 2 tháng đầu tiên khi tham dự các cuộc gặp gỡ họp mặt, nhưng sau đó cô ấy đã bắt đầu có thể giao tiếp cơ bản.
Theo lời khuyên của bác sĩ trị liệu, cô cũng áp dụng và tham gia vào các chương trình thí điểm chuyên sâu về chứng mất ngôn ngữ. Mary cũng học cách chăm sóc bản thân mình một lần nữa: buộc dây giày, tắm rửa, làm đồ ăn… - tất cả chỉ bằng tay trái. Sau 4 năm học lái xe thích nghi, Mary cũng đã lấy lại được tấm bằng của mình.
Khi Mary đến cơ sở của Spaulding, cô vẫn phải vật lộn với các bài phát biẻu của mình và nghĩ rằng sự nghiệp giảng dạy của cô đã chấm dứt.
Công nghệ có thể thay đổi cuộc sống của bạn
Sau khi bị đột quỵ, Mary đã học được sức mạnh của công nghệ có thể biến đổi cuộc sống. Khi cô tham gia các chương trình chuyên sâu về việc học lại ngôn ngữ ở BU, các sinh viên đã hỏi cô liệu cô có muốn tham gia vào một chương trình mới có tên là Constant Therapy hay không. Khi Mary trở về nhà và làm việc cùng chuyên gia về ngôn ngữ, cô quyết định sử dụng ứng dụng Constant Therapy trên iPad và thực hiện các bài tập bổ sung.
Kể từ đó, Constant Therapy đã được sự công nhận của nhà như như là một công cụ có thể giúp những người bị đột quỵ, chấn thương sọ não và chứng sa sút trí tuệ hồi phục một số kỹ năng giao tiếp của họ.
Sau khi bị đột quỵ, Mary đã học được sức mạnh của công nghệ có thể biến đổi cuộc sống.
Hoàn thành giấc mơ của chính mình
Mary đã có khoảng 2 năm nghỉ ngơi sau khi cô đột quỵ. Trong 2 năm này, cô đã dành thời gian để hồi phục, nhưng khi cô trở nên tự tin hơn, cô cảm thấy không thể đợi cho đến ngày được quay lại bục giảng. Vì vậy, Mary đã dành ra 2 ngày một tuần với một chương trình tình nguyện sau giờ học. "Tôi đã làm điều đó trong suốt 1 năm, và tôi nghĩ rằng, nếu tôi có thể giúp trẻ em làm bài tập ở nhà, tôi nghĩ mình sẽ có cơ hội trở thành giáo viên thêm một lần nữa", Borrelli nói.
Ngoài các bằng cấp về giáo dục tiểu học và quản lý, Mary cũng tham gia nhiều lớp dành cho Học viên Anh ngữ trong những năm qua, vì có rất nhiều học sinh trong khu của cô tiếng Anh không phải là tiếng mẹ để của họ. Và đó cũng là những gì cô ấy đang giảng dạy khi trở lại lớp học toàn thời gian vào năm 2013.
(Nguồn: Pre)
Nguồn: afamily.vn