Danh y bậc thầy 103 tuổi: Bí quyết sống thọ chỉ gói gọn trong 3 việc đơn giản dễ áp dụng
Sống thọ không khó, nhưng cần có bí quyết
Giáo sư Can Tổ Vọng - đại danh y Trường Đại học Trung y dược Nam Kinh (TQ) là một trong những quốc y đại sư đầu tiên, người đồng sáng lập nên ngành Tai mũi họng của y học hiện đại Trung Quốc, ông qua đời năm 2015, thọ 103 tuổi và để tại di sản đồ sộ trong suốt cuộc đời làm nghề y của mình.
Chúng ta đều biết, có rất nhiều người thuộc nhóm đại danh y tại Trung Quốc sống rất thọ. GS Vọng sống tới 103 tuổi cũng là một "cao thủ" trong số đó. Bản thân ông đã kiên trì áp dụng biện pháp dưỡng sinh trong suốt 50 năm, tự cho rằng đó là phương pháp dưỡng sinh khá khoa học.
Khi ông 90 tuổi, vẫn chưa chấp nhận nghỉ hưu, thay vào đó là ông đi làm bình thường. Nửa ngày làm việc, khám bệnh mà đầu không đau, lưng không mỏi, tư tưởng thông suốt, minh mẫn.
Sức khoẻ của ông được miêu tả là có thể phát biểu hoặc diễn giảng kéo dài 2-3 tiếng, ông đứng trong suốt thời gian dạy học và có tinh thần như một người trẻ tuổi, đặc biệt là khi ông viết lách, sẽ ké dài đến 12h đêm mới ngủ. Văn phòng làm việc ở tầng 16, nhưng ông hầu như không đi thang máy.
Chúng ta sẽ tự hỏi, bí quyết chăm sóc sức khoẻ của ông là gì?
Tổng kết lại, ông cho rằng tất cả chỉ vẻn vẹn 3 việc: Kiến thực, Quy dục, Hầu hành (nghĩa là ăn uống như kiến, ham muốn như rùa, hành động như khỉ)
Đây là một phương pháp dưỡng sinh "bắt chước" các loài vật mà giáo sư Vọng cho rằng nó luôn đúng và chúng ta nên học từ động vật "một cách nghiêm túc".
Linh hồn của đạo dưỡng sinh này chính là "Nhậm chân" (tin tưởng vào chân lý để theo đuổi nó).
Khi chúng ta làm bất cứ điều gì đều cần có một hệ tư tưởng thống trị, hoặc đơn giản là một chân lý hay lý thuyết, niềm tin để đi theo. Việc chăm sóc sức khoẻ cũng đúng như vậy.
Khi không có một tư tưởng để theo, hôm nay nghe người A nói về tẩm bổ thì về nhà bạn tập trung ăn uống, ngày mai nghe người B nói về việc ăn chay hay, bạn lại ăn theo, sau đó nghe người C nói về thiền tốt, bạn lại vào chùa tụng kinh niệm phật… nhiều người trong chúng ta vẫn đang làm như thế.
Nguyên tắc chủ đạo trong dưỡng sinh của tôi chính là nguyên tắc "thuận theo tự nhiên", học cách sống tự nhiên trong trời đất từ những con vật xung quanh mình.
Khái niệm "nhậm chân" đã xuất hiện từ thời nhà Đường (TQ) do Ông Tôn Tư Mạc (550-691), được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh, tương truyền sống thọ 141 tuổi.
Tôn Tư Mạc từng khởi xướng và tự áp dụng học thuyết "sống thuận theo tự nhiên" để nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, ngoài công việc và sở thích ra, còn lại là những thứ đều có thể hoặc nên tuỳ ý, chấp nhận, thuận theo tự nhiên mà sinh trưởng, phát triển.
3 nguyên tắc dưỡng sinh của giáo sư Vọng
Kiến thực: Ăn như kiến thì sẽ có lợi cho tiêu hoá
Ăn như kiến có 2 ý nghĩa: Một loại là ăn ít và nhỏ như kiến. Hai là có thể ăn tất cả mọi thứ, thậm chí có thứ cứng như vàng, mà nếu gặp thì kiến cũng "cố gặm thử lấy 1 miếng".
Nói một cách đơn giản, cách ăn của kiến là không cần ăn nhiều, không cần ăn tinh, không lựa chọn thực phẩm quá mức.
Hầu hết các thực phẩm khi ăn vào, đều phải dựa vào sự co bóp của dạ dày, dịch dạ dày tiết ra để xử lý thức ăn. Ăn một lượng vừa phải, cũng là cách cung cấp vừa đủ lượng thức ăn phù hợp với chức năng làm việc của dạ dày.
Nếu ăn quá nhiều, quá no, dạ dày sẽ không còn chỗ để co bóp, không tiết ra đủ dịch vị, không đủ không gian để hoạt động, sẽ không thể hoàn thành công việc tiêu hoá cơ bản.
Khi tiêu hoá có vấn đề, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ.
Khi chức năng tiêu hoá hoặc hấp thụ gặp trở ngại, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ, như vậy thì không thể đảm bảo được vấn đề chăm sóc sức khoẻ.
Khi ăn ít hơn, dạ dày tiết dịch dồi dào hơn, nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, không chỉ không làm cho tì vị mệt mỏi, mà còn giúp cho việc hấp thụ các thành phần dinh dưỡng thuật lợi.
Cổ nhân từng có câu nói nổi tiếng, "sữa mẹ quý, vì chỉ có thời; thực phẩm quý, là lúc biết tiết chế" (ăn uống phù hợp).
Ưu điểm thứ 2 trong cách ăn của kiến chính là ăn da dạng, không kén chọn. Đây chính là yêu cầu về chất lượng và sở thích trong vấn đề ăn uống. Cấu trúc thực phẩm có sự khác biệt rất lớn.
Con người cần rất nhiều loại thức ăn để tồn tại và phát triển, những chất dinh dưỡng này đến từ thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu chỉ chọn những thức ăn ngon theo sở thích cá nhân, thì sẽ không thể cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm hữu ích khác. Vì vậy, kén chọn trong ăn uống sẽ có hại cho sức khoẻ.
Quy dục: Sống như một con rùa, ít ham muốn thì sẽ trường thọ
Rùa vốn là con vật được coi là biểu tượng cho sự trường thọ và tốt lành trong cuộc sống. Chúng ta nên học hỏi nhiều thứ từ nó, ví dụ như tâm trí tĩnh lặng, không tranh giành, so đo tính toán, không có mưu cầu hay tham vọng quá lớn vượt sức của mình.
Vì những đặc điểm này, mà ở rùa không tồn tại chữ "dục vọng". Rùa từ xưa đến nay không chiến đấu với ai, chưa từng tranh giành. Chúng ta thường thấy chọi gà, chọi trâu, thi đấu bò tót, chọi chim… nhìn thấy muôn vật muôn loài chiến đấu với nhau, nhưng chỉ có rùa là không làm việc đó, rùa không đánh lộn lẫn nhau.
Thậm chí nếu ai đó trêu chọc, bắt nạt, nó cũng sẽ giấu đuôi co chân lại, để cho bạn nghiễm nhiên trở thành một anh hùng không có đối thủ. Rùa không bao giờ tự khiêu chiến hay phản ứng lại với những trận chiến. Rùa là con vật sử dụng thành công chiến thuật "một sự tĩnh có thể chiến thắng hàng trăm sự động, một sự nhẫn có thể chiến thắng hàng trăm sự dũng".
Từ xa xưa, những nhân vật quan trọng nổi tiếng thường coi rùa là biểu tượng của điều tốt lành, lương thiện, là bảo vật quý nhất trong muôn loài sinh vật.
Tât nhiên, sau tất cả, con người là người, không phải là vật, nên khó có thể tránh khỏi tranh giành, đấu đá. Khi đứng trước những vấn đề lớn, không thể thờ ơ. Có người khen rùa có sự nhẫn nại cực kỳ tốt, điều đó không hẳn đúng.
Vì sao cần phải nhẫn? Bởi vì khi trong tâm con người không có sự hài lòng, bản thân mình phải nhẫn là điều rất khó, mà phải đấu tranh.
Khi trong bụng con rùa trống không, nó sẽ không tơ hào đến những thứ thuộc về ham muốn, vì vậy bản thân nó không cần đến chữ "nhẫn".
Ngược lại, trong khi bạn đang vô cùng tức giận, nếu phải giữ trong lòng một chữ "nhẫn" sẽ lại khiến cho cơ thể nhận lại nhiều tác hại hơn là bạn cứ thế tỏ ra sự tức giận, quát tháo, đánh lộn. Không giữ sự ham muốn quá mức, tức là coi nhẹ mọi việc, chứ không phải có sự tức giận mà phải kìm nén nó.
Đối với con người, sát thủ nguy hiểm nhất chính là "dục vọng". Vì vậy, con người nên học ở rùa một điểm, đó chính là đừng giữ quá nhiều "ham muốn" trong lòng.
Khỉ hành: Hoạt động hiếu động giống như một con khỉ, cơ thể sẽ luôn khoẻ mạnh
Khỉ được xem là động vật ưa hoạt động nhất trong tất cả các loài vật, chúng hầu như không mấy khi ngồi yên. Dù là đồng bằng hay rừng núi, cây cao hay vực sâu, bất kỳ hoàn cảnh và điạ hình nào, khỉ vẫn luôn leo trèo, đi lại, vận động.
Bởi vì khỉ có sự dẻo dai, kiên trì, có hứng thú với việc vận động, chân và toàn thân luôn luôn có sức lực, khí thế. Đây cũng là do kết quả từ việc vận động thường xuyên mà thành.
Con người và khỉ có kết cấu cơ thể gần giống nhau nhất, vì vậy, nếu con người làm được như khỉ, tất nhiên cơ thể sẽ rất linh hoạt, khoẻ mạnh. Khi trái tim và thân thể đều khoẻ mạnh, linh hoạt và tràn đầy năng lượng, thì sẽ mãi duy trì được vẻ thanh xuân tươi trẻ. Vì thế, Danh y Hoa Đà nổi tiếng thường để khỉ là con vật quyền lực đầu tiên trong nhóm ngũ thú kịch.
Bài tập thể dục khí công khỉ cũng xuất phát từ yếu tố này, mô phỏng những hoạt động của khỉ để kiện thể cường thân.
Giáo sư Vọng gọi những hoạt động nhanh nhẹn hoạt bát của khỉ là "khỉ hành", tức là hành động của khỉ. Một người nếu muốn đạt được điều này, thực hành được nó, phải đảm bảo chuẩn bị 3 điều kiện kèm theo.
Thứ nhất là phải có trái tim khoẻ mạnh, thể lực rắn rỏi, sức mạnh thể chất mạnh mẽ;
Thứ hai là phải có khả năng giữ thăng bằng, người cao tuổi thường sẽ bị hạn chế khả năng giữ thăng bằng, nên khó học theo khỉ.
Thứ ba là phải có thái độ sống hồn nhiên vô tư, lạc ,trong sáng, yêu đời như một đứa trẻ hạnh phúc.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc "mình không còn kịp để làm việc này" nữa, mà hãy tìm những ưu điểm tốt của khỉ để học theo. Hãy học cách cải thiện tâm trạng, khả năng giữ thăng bằng, dần dần sẽ thực hiện được từ ít đến nhiều.
Nuôi dưỡng trái tim thì cơ bản là không cần đến thể lực, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào cũng có thể thực hành được.
Ngoài ra, học theo sự vận động của khỉ thì buộc bạn phải có thể lực tốt, bạn cần tập chạy đường dài hoặc đi bộ, nâng nổi cơ thể hoặc các động tác tương tự. Trừ những người mắc bệnh tim mạch ra thì đa số những người còn lại đều có thể áp dụng thực hành mô phỏng lại sự vận động của loài khỉ.
*Theo Health/KKnews
Nguồn: afamily.vn