Tin Tức Mới

Ai nói già mới bị tóc bạc, bây giờ trẻ tóc đã bạc trắng nhiều rồi ấy chứ? Vì sao nhỉ?

Tóc bạc ư - nghe đã thấy là chỉ dành cho tuổi già rồi. Nhưng đâu phải đâu bởi có rất nhiều người trẻ tuổi cũng đã bị bạc tóc rồi ấy chứ.

Thế nhưng vì sao lại vậy nhỉ?

Cần phải nói rõ rằng, tóc bạc là sản phẩm của bộ gene, phụ thuộc nhiều vào melanin trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc ĐH Bradford (Anh) đã vén thêm được bức màn bí mật về hiện tượng này.

Ai nói già mới bị tóc bạc, bây giờ trẻ tóc đã bạc trắng nhiều rồi ấy chứ? Vì sao nhỉ? - Ảnh 1.

Theo đó, nguyên nhân gây nên tóc bạc là chất hydrogen peroxide, hay còn được gọi nước oxy già - được tạo nên trong chân tóc. 

Khi chất này được tích tụ quá nhiều sẽ gây ức chế việc sản xuất melanin (sắc tố tạo màu tóc cũng như da và mắt) dẫn đến tóc bị bạc.

Ai nói già mới bị tóc bạc, bây giờ trẻ tóc đã bạc trắng nhiều rồi ấy chứ? Vì sao nhỉ? - Ảnh 2.

Bình thường cơ thể vẫn tạo ra một số lượng hydrogen peroxide. Nhưng ở người trẻ tuổi, chúng bị chất enzyme catalase phân hóa nhanh chóng nên tóc không bị thiếu melanin.

Vì vậy, tóc vẫn giữ được màu sắc bình thường theo gene của cha mẹ để lại. Nhưng càng lớn tuổi, số lượng catalase trong các tế bào bị giảm nên số lượng hydrogen peroxide tăng cao dẫn đến tóc bạc.

Ai nói già mới bị tóc bạc, bây giờ trẻ tóc đã bạc trắng nhiều rồi ấy chứ? Vì sao nhỉ? - Ảnh 3.

Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá, bệnh tật kinh niên, ô nhiễm, stress… cũng làm cho catalase bị giảm sút. Và trong thời đại áp lực công việc, stress như thế này thì việc tóc chuyển màu "bạch kim" nhanh, nhiều cũng khá dễ hiểu.

Ngoài ra, di truyền cũng giữ một vai trò rất quan trọng vì nhiều người có hiện tượng tóc bạc rất sớm cũng như có người gần như không bị bạc tóc. Và cả hai trường hợp này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Theo các chuyên gia, việc tìm ra nguyên nhân gây tóc bạc này có thể mở đường cho việc chế tạo ra một loại thuốc uống giúp mái tóc bạc sẽ đen hay nâu trở lại.

Hay độc đáo hơn, nó sẽ giúp nhiều người có nhu cầu biến da đen, da vàng thành da trắng hay mắt nâu thành mắt xanh… tùy theo số lượng melanin ảnh hưởng lên mắt và da.

Nguồn: Discovery News, Livescience


Nguồn: afamily.vn
Được tạo bởi Blogger.